Hướng dẫn cách đo đồng hồ vạn năng chi tiết và hiệu quả nhất

Hướng dẫn cách đo đồng hồ vạn năng chi tiết và hiệu quả nhất để mọi người có thể sử dụng và đo đạc điện tử như ý muốn. Bên cạnh đó sẽ là chi tiết các thông tin về thiết bị đồng hồ đo vạn năng, xin mời theo dõi.

Chào mừng đã đến với Máy Hàn Cắt và trong nội dung sau chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ càng về thiết bị đồng hồ vạn. Thông tin sẽ bao gồm cách đo đồng hồ vạn năng cùng các chi tiết về loại thiết bị này, xin mời mọi người theo dõi.

Tổng quan về thiết bị đồng hồ đo vạn năng

Đồng hồ đo vạn năng là thiết bị chuyên dụng với nhiều chức năng đo đạc khác nhau
Đồng hồ đo vạn năng là thiết bị chuyên dụng với nhiều chức năng đo đạc khác nhau

Thông tin dành cho những ai chưa biết, thiết bị đồng hồ đo vạn năng chuyên dụng với nhiều chức năng đo đạc khác nhau. Bên cạnh đó thiết bị có một thiết kế vô cùng nhỏ, gọn, chắc chắn và là một thiết bị không thể thiếu với các kỹ thuật viên về điện tử.

Mọi người có thể sử dụng thiết bị đồng hồ đo vạn năng để đo đạc điện trở, đo đạc điện áp DC, đo đạc điện áp AC,… và nhiều tính năng khác nữa. Bên cạnh đó là khả năng đo đạc rất nhanh, chính xác trên nhiều loại linh kiện khác nhau.

Dù thế thiết bị này vẫn còn đó một nhược điểm nhỏ là dễ bị sụt áp khi sử dụng đo đạc trở kháng thấp từ 20K/Vol trở xuống. Điều này dẫn đến kết quả đo đạc trở nên không chính xác cũng như sai số rất nhiều.

Thông tin các loại sản phẩm Máy Hàn Mig khác mà mọi người có thể quan tâm đến: Máy Hàn Mig Edon, Máy Hàn Mig Riland, Máy Hàn Mig Weldcom,…

Hướng dẫn cách đo đồng hồ vạn năng

Cùng tìm hiểu các cách đo đồng hồ vạn năng
Cùng tìm hiểu các cách đo đồng hồ vạn năng

Vậy không để mọi người phải đợi chờ lâu hơn nữa, bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những cách đo đồng hồ vạn năng, xin mời theo dõi.

Đo dòng điện

Với yêu cầu về cách đo đồng hồ vạn năng này, đầu tiên mọi người cần đặt đồng hồ vạn năng vào thang đo dòng cao nhất. Tiếp tục đặt que đồng hồ trực tiếp với tải, que đỏ chiều dương và que đen chiều âm.

Điều chỉnh chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA, sau đó ngắt nguồn điện trong mạch thí nghiệm. Thực hiện đặt que đồng hồ trực tiếp với mạch thí nghiệm, que đỏ chiều dương và que đen chiều âm.

Sau cùng mọi người chỉ cần cho nguồn điện vào trong mạch thí nghiệm và theo dõi kết quả đo đạc trên thiết bị đồng hồ vạn năng.

Đo điện áp xoay chiều và một chiều

Đo điện áp xoay chiều và một chiều cần điều chỉnh thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc
Đo điện áp xoay chiều và một chiều cần điều chỉnh thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc

Đầu tiên mọi người điều chỉnh thang đo về các thang AC nếu sử dụng để đo đạc điện áp xoay chiều. Trong trường hợp sử dụng đo đạc một chiều mọi người cần điều chỉnh thang đo về các thang DC.

Tại cả 2 cách đo đồng hồ vạn năng với điện áp xoay chiều và một chiều đều cần cắm que đen vào cổng chung COM và que đỏ vào cổng V/Ω. Tiếp tục cắm que đen vào đầu COM và que đỏ đầu cực dương.

Tiếp tục điều chỉnh thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc khi đo dòng điện xoay chiều và điều chỉnh thang DC cao hơn điện áp cần đo một nấc khi đo dòng điện một chiều. Sau cùng 2 que đo vào 2 điểm cần đo và theo dõi kết quả đo đạc trên thiết bị đồng hồ vạn năng.

Lưu ý với dòng điện một chiều cần đặt que đỏ vào cực dương, que đen vào cực âm còn dòng điện xoay chiều mọi người có thể đặt theo chiều tùy ý.

Đo điện trở

Đo điện trở cần chú ý không đo điện trở trong mạch đang được cấp điện
Đo điện trở cần chú ý không đo điện trở trong mạch đang được cấp điện

Với cách đo đồng hồ vạn năng này mọi người cần chú ý không đo điện trở trong mạch đang được cấp điện. Khi đã chắc chắn, điều chỉnh thang đo điện trở Ω, tiếp tục cho que đen cắm cổng chung COM và que đỏ cắm vào cổng V/Ω.

Tương tư que đo màu đen vào đầu COM, que đỏ vào đầu cực dương, tiếp tục cho 2 que đo vào 2 đầu điện trở. Tại đây nên điều chỉnh lại thang đo sao cho khi đo độ lệch cần xác định trong khoảng ½ thang đo.

Sau cùng thực hiện đo đạc điện trở thêm một lần nữa và theo dõi kết quả đo đạc trên thiết bị đồng hồ vạn năng.

Kiểm tra thông mạch và tiếp gián bán dẫn

Để thực hiện đầu tiên điều chỉnh thiết bị tại thang đo điốt/thông mạch, sau đó trực tiếp cắm que đen vào cổng chung COM và que đỏ vào cổng V/Ω. Tùy vào trường hợp:

  • Kiểm tra thông mạch: Cho que đo tiếp xúc với đoạn mạch cần kiểm tra nếu có âm thanh báo hiệu tức mạch đã thông và ngược lại.
  • Kiểm tra tiếp gián bán dẫn: Nếu điốt phân cực thuận thì sụt áp, phân cực nghịch thì không sụt áp, như vậy điốt đang hoạt động ổn định.

Lưu ý sai phạm trong sử dụng đồng hồ vạn năng

Lưu ý sai phạm trong sử dụng đồng hồ vạn năng mà mọi người nên ghi nhớ
Lưu ý sai phạm trong sử dụng đồng hồ vạn năng mà mọi người nên ghi nhớ

Dù cách sử dụng đồng hồ vạn năng nhìn chung không quá phức tạp nhưng vẫn cần mọi người lưu ý tránh các lỗi sai như:

  • Để thang đo sai khi thực hiện đo đạc.
  • Để nhầm giá trị khi thực hiện đo đạc.
  • Không xả tụ trước khi đo đạc.
  • Chuyển thang đo khi que đo đang có điện.
  • Sử dụng đo đạc tụ điện từ biến áp xung, cuộn dây cao tần.

Các thông tin bổ sung tương tự mà mọi người có thể quan tâm: Công nghệ máy cắt Plasma Inverter, Dây hàn lõi thuốc, Máy cắt plasma CNC,…

Lời kết

Như vậy đây là hồi kết cho các hướng dẫn cách đo đồng hồ vạn năng chi tiết và hiệu quả nhất muốn gửi đến mọi người. Với những câu hỏi liên quan hoặc thắc mắc mọi người có thể liên hệ ngay đến Máy Hàn Cắt Khang An để nhận được hỗ trợ tư vấn tốt nhất của chúng tôi.

 

Thông tin liên hệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *