Hướng dẫn kỹ thuật chuyển dịch kim loại khi hàn MIG-MAG

Hiện nay, có không ít kỹ thuật chuyển dịch kim loại khi hàn MIG – MAG được áp dụng cho những tính chất công việc khác nhau. Mỗi loại đều đi kèm những ưu, nhược điểm cũng như điều kiện vận hành riêng.

Để biết thêm chi tiết về các kỹ thuật chuyển dịch kim loại trong công việc hàn MIG – MAG, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Máy Hàn Cắt. Chắc chắn chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho người thợ trong việc tạo ra những mối nối tốt, bền, đẹp cũng như bảo đảm độ an toàn.

Ưu điểm của phương pháp hàn MIG – MAG

Phương pháp hàn MIG - MAG có nhiều ưu điểm có lợi cho người sử dụng
Phương pháp hàn MIG – MAG có nhiều ưu điểm có lợi cho người sử dụng

Một trong những phương pháp hàn thông dụng và giải quyết được hầu hết các công việc là MIG – MAG. Với nó, hồ quang sẽ được thiết lập giữa dây điện cực nóng chảy và sẽ cấp tự động vào chi tiết trên vật liệu hàn.

Dòng khí trơ hoặc khí có tính khử sẽ đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ hồ quang. Tuy cường độ dòng điện hàn và chiều dài hồ quang sẽ tự động duy trì nhưng góc điện cực phải được điều chỉnh bởi thợ hàn. 

Một số ưu điểm có thể kể đến của phương pháp này như:

  • Khí CO2 được sử dụng cho hàn MIG, vì thế có giá thành khá thấp
  • Năng suất cao gấp 2,5 lần so với phương pháp hàn hồ quang tay
  • Có thể hàn được ở nhiều không gian và vị trí khác nhau
  • Chất lượng được đảm bảo, hệ số hoạt động cao
  • Sản phẩm ít bị tình trạng cong vênh do tốc độ hàn cao
  • Quá trình hàn không phát sinh khí độc giúp bảo vệ môi trường
  • Mối hàn dài, không bị đứt quãng khi thực hiện
  • Không yêu cầu người có trình độ kỹ thuật cao.

Các kỹ thuật chuyển dịch kim loại khi hàn MIG – MAG

Nguyên lý hoạt động của chuyển dịch hồ quang ngắn mạch (Short Arc)
Nguyên lý hoạt động của chuyển dịch hồ quang ngắn mạch (Short Arc)

Chuyển dịch hồ quang ngắn mạch (Short Arc)

Do điện áp hồ quang và dòng hàn chỉ ở mức thấp nên đây là kiểu chuyển dịch mà năng lượng hàn có trị số thấp nhất. Chính các chu kỳ ngắn mạch liên tục giữa điện cực và chảy đã khiến hiện tượng chuyển dịch xảy ra.

Trong đó, yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất cho kiểu chuyển dịch này là đặc tính volt – ampe của nguồn điện hàn. Tuy nhiên khi hàn những vật liệu dày, độ ngấu của mối hàn sẽ khá cạn do năng lượng thấp.

Một trong những ưu điểm lớn nhất của nó là giúp cho việc hàn ở tư thế ngược dễ dàng hơn. Do đó, kỹ thuật chuyển chuyển dịch kim loại khi hàn MIG ngắn mạch thường được ứng dụng khi hàn trên tôn mỏng hoặc lớp ngấu.

Vì năng lượng hàn thấp, nên độ ngấu cạn nên cần chú ý khi hàn các chi tiết dày. Đặc điểm này của chuyển dịch ngắn mạch giúp cho việc hàn ở tư thế ngược dễ dàng hơn, đặc biệt là khi hàn các loại sắt mỏng hoặc kim loại mỏng khác.

Khi thực hiện cần bảo đảm:

– Đầu contact tube được nhô ra khỏi miệng mỏ phun từ 5 đến 10 mm khi hàn lớp ngấu.

– Độ nhú điện cực (ESO) 5 mm.

– Góc nghiêng mỏ hàn từ 65° đến 70°

Thông số kỹ thuật:

– Cường độ trung bình : 50 đến 150 A

– Bề dày chi tiết : 0,5 đến 2 mm.

Chuyển dịch cầu (Globular Transfer)

kỹ thuật chuyển dịch kim loại khi hàn MIG theo hình cầu (Globular Transfer) cho độ ngấu sâudịch cầu (Globular Transfer) cho độ ngấu sâu
kỹ thuật chuyển dịch kim loại khi hàn MIG theo hình cầu (Globular Transfer) cho độ ngấu sâu

Ở kỹ thuật chuyển dịch này, kim loại sẽ di chuyển từ điện cực sang vũng hàn dưới dạng các giọt cầu có kích cỡ không đều và hướng đi ngẫu nhiên. Điều này sẽ khiến hồ quang văng tóe nhiều hơn trong quá trình hàn, khi đó bạn có thể cần đến kính hàn xì bảo vệ mắt.

Thế nhưng, khi hàn với khí CO2 thì sự văng tóe có thể được giảm đi. Người thợ chỉ cần hiệu chỉnh thông số hàn sao cho đầu dây hàn nhúng chìm vào trong vũng chảy và hồ quang cháy trong lỗ hổng của vũng chảy. 

Lúc này, hồ quang sẽ phát ra tiếng kêu tương tự cành cây gãy và mất đi tính ổn định. Do đó, đường hàn thường mấp mô hơn những kỹ thuật chuyển dịch kim loại khi hàn MIG khác và có độ ngấu rất sâu.

Chuyển dịch cầu được ứng dụng trong các trường hợp sau:

– Dùng để hàn lớp phủ

– Hàn tôn có bề dày lớn

– Hàn ở tư thế phẳng

Thông số kỹ thuật:

– Cường độ dòng hàn trung bình : 150 đến 300 A

– Bề dày chi tiết : 2 đến 6 mm

Chuyển dịch phun (Spray Arc Welding)

So sánh chuyển dich phun và chuyển dịch cầu
So sánh chuyển dich phun và chuyển dịch cầu

Khi khí bảo vệ có hơn 80% argon thì hiện tượng chuyển dịch phun sẽ xảy ra. Lúc này, các giọt kim loại sẽ có kích cỡ bằng hoặc nhỏ hơn đường kính dây điện cực. 

Chúng thường được định hướng dọc theo trục hồ quang. Ưu điểm của kỹ thuật này là hồ quang sẽ cháy êm và ổn định, ít văng tóe và giúp đường hàn không bị mấp mô.

Khi đó, năng lượng hồ quang (thường ở dạng plasma) sẽ trải đều trong vùng không gian hình côn giúp cho biên đường hàn sạch hơn. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây ra hư hại nhỏ do thiếu chảy cho biên đường hàn.

Kiểu chuyển dịch này thường có độ ngấu sâu hơn khi hàn bằng que hàn chịu lực, thế nhưng lại thấp hơn chuyển kỹ thuật chuyển dịch kim loại khi hàn MIG – MAG hình cầu. Nó thường được ứng dụng khi hàn trên tôn dày hoặc hàn phẳng.

Khi thực hiện cần đảm bảo:

– Đầu contact tube phải nằm trong mỏ phun

– Độ nhú ESO khoảng 20 mm

– Mỏ hàn nghiêng từ 75° đến 85°

Thông số kỹ thuật:

– Cường độ dòng hàn trung bình > 300 A.

– Bề dày chi tiết > 6 mm.

Qua bài viết, các bạn đã biết được những kỹ thuật chuyển dịch kim loại khi hàn MIG – MAG thông dụng nhất. Nếu bạn đang tìm mua các loại Máy hàn Mig, Máy hàn que, Máy hàn Tig thì hãy tham khảo trên website của chúng tôi hoặc liên hệ theo các cách bên dưới để được tư vấn cụ thể nhất. 

Thông tin liên hệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *