Các cách hàn linh kiện dán đơn giản và chi tiết nhất

Các cách hàn linh kiện dán đơn giản và chi tiết nhất mà mọi người có thể thực hiện ngay tại gia. Bên cạnh đó là một vài thông tin lưu ý, bổ sung mà có thể mọi người chưa biết, tất cả đều sẽ có trong bài viết sau.

Máy Hàn Cắt xin được giới thiệu đến tất cả mọi người những thông tin mới nhất về các cách để thực hiện hàn những linh kiện dán ngay tại gia. Tất cả thông tin sẽ bao gồm hướng dẫn, mẹo và lưu ý đề sẽ được hội tụ đầy đủ trong bài viết sau.

Linh kiện dán là gì?

Linh kiện dán là gì?
Linh kiện dán là gì?

Linh kiện dán hoặc tên viết tắt là SMD (surface mount device) là một linh kiện được dán trực tiếp lên các bảng mạch in. Bởi đây là một loại linh kiện có kích thước nhỏ cũng như góp phần vào việc làm giảm đi sự phức tạp và kích thước tổng thể của bảng mạch nên dần dần được ứng dụng ngày một phổ biến hơn.

Nếu mọi người chưa biết các linh kiện dán cũng có cho mình những gói phân chia kích thước khác nhau như 0805, 1206, 2512,… Tất nhiên với các gói phân chia khác nhau sẽ có các chỉ số khác nhau về kích thước cũng như lượng điện trở và dấu chân khác nhau.

Chính vì thế khi tìm mua và sử dụng loại linh kiện này mọi người nên chú ý lựa chọn đúng loại linh kiện dán phù hợp.

Chuẩn bị vật dụng cần thiết

Chuẩn bị vật dụng cần thiết
Chuẩn bị vật dụng cần thiết

Trước khi mọi người thực hiện và theo dõi các cách hàn linh kiện dán sẽ cần phải chuẩn bị thật cẩn thận những vật dụng cần thiết cho công việc này. Danh sách những vật dụng cần thiết bao gồm:

  • Nhíp gắp linh kiện: Để thực hiện gắp các linh kiện điện tử do không thể lấy những linh kiện nhỏ này bằng tay không.
  • Chất trợ hàn: Hỗ trợ loại bỏ quá trình oxy hóa trong bo mạch và ngăn chặn quá trình oxy hóa trên các mối hàn.
  • Tấm Stencil PCB: Được sử dụng để dễ dàng căn chỉnh các dấu chân trên bảng mạch, có thể có hoặc không tùy khả năng của mọi người.

Bên cạnh đó mọi người có thể chuẩn bị thêm các vật dụng bổ sung khác như khăn lau sạch, dây hút chì,… tùy theo khả năng của bản thân

Các cách hàn linh kiện dán

Các cách hàn linh kiện dán
Các cách hàn linh kiện dán

Và giờ là phần chính của bài viết chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các cách hàn linh kiện dán đối với nhiều kiểu dấu chân khác nhau.

Đối với linh kiện dán cơ bản

Đối với linh kiện dán cơ bản
Đối với linh kiện dán cơ bản

Đầu tiên mọi người cần phải vệ sinh, làm sạch phần linh kiện điện t cũng như vị trí điểm hàn. Đây là một bước quan trọng để đảm bảo mối hàn đẹp và chất lượng nhất đối với mọi phương pháp hàn.

Bên cạnh đó để thực hiện làm sạch được tối ưu nhất mọi người có thể sử dụng thêm dung dịch hàn hay nhựa thông. Và để thực hiện làm sạch mọi người cần đưa dung dịch hàn vào chân linh kiện và điểm cần hàn, cuối cùng đưa mỏ hàn vào để làm sạch.

Tiếp đến là bước mọi người thực hiện tráng thiếc vào điểm hàn và chân của linh kiện bằng việc đưa mỏ hàn vào đến điểm hàn. Sau đó tiếp tục đưa một đầu linh kiện vào và chấm mỏ hàn vào vị trí hàn, tiếp tục thực hiện với các chân còn lại cho đến khi hoàn thành.

Đối với linh kiện có chân lộ ra ngoài

Đối với loại linh kiện dạng này mọi người cần sử dụng loại mũi hàn nhọn dù thế đối với các linh kiện có chân nhỏ, dày khuyến khích mọi sử dụng mỏ hàn dẹt, vát. Khi đã lựa chọn xong mỏ hàn mọi người cần tiến hành làm sạch linh kiện và vị trí điểm hàn.

Tiếp theo định vị IC bằng cách hàn 2 chân chéo nhau của IC trước bằng cách sử dụng nhíp gắp để đưa các linh kiện vào vị trí cần hàn. Tiếp đến mọi người thực hiện hàn 2 chân chéo nhau để định vị.

Sau đó mọi người cần cố định linh kiện và chấm mỏ hàn vào điểm hàn đầu tiên rồi thực hiện xoay ngược bảng mạch. Tiếp tục chấm mỏ hàn vào điểm thứ 2 chéo với điểm 1 đã hàn và tiếp tục thực hiện với các chân còn lại cho đến khi hoàn thành.

Đối với linh kiện có chân gầm

Đối với linh kiện có chân gầm
Đối với linh kiện có chân gầm

Cần sử dụng máy khò đối với loại linh kiện này, khi thực hiện khuyến khích mọi người sử dụng thêm tấm Stencil PCB.  Và tương tự như đối với hai loại linh kiện kể trên mọi người cần thực hiện làm sạch linh kiện và vị trí điểm hàn.

Tiếp tục đặt tấm Stencil PCB vào vị trí hàn và sử dụng kem thiếc để quét lên các vị trí mà mọi người cần hàn. Sau đó nhấc tấm Stencil PCB lên và sử dụng công cụ để cố đính IC vào vị trí cần hàn, sau cùng thực hiện các bước tráng thiếc vào điểm hàn và chân của linh kiện.

Lưu ý khi thực hiện

Một số lưu ý quan trọng mà mọi người cần ghi nhớ khi thực hiện hàn linh kiện dán:

  • Đảm bảo nhiệt độ mỏ hàn phải ở mức phù hợp.
  • Đảm bảo hàn linh kiện đúng chiều, đúng chân.
  • Tránh đầu mỏ hàn tiếp xúc với các linh kiện khác xung quanh bảng mạnh.

Ngoài ra nếu có thời gian, mọi người hãy theo dõi thêm về: Máy Hàn tig riland, Máy Hàn tig edon.

Câu kết

Như vậy đây cũng là toàn bộ thông tin về các cách hàn linh kiện dán đơn giản và chi tiết nhất mà Máy Hàn Cắt có thể đem đến mọi người. Với các câu hỏi, thắc mắc khác xin hãy liên hệ ngay đến Máy Hàn Cắt Khang An để được hỗ trợ sớm nhất.

Thông tin liên hệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *