Thép hợp kim là gì? Phân loại và ứng dụng trong công nghiệp

Thép hợp kim là gì? Phân loại và ứng dụng trong công nghiệp của những loại thép này là những câu hỏi mà liệu bạn có thể trả lời được hay không? Nếu không cũng không sao bởi Máy Hàn Cắt ở đây là để giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

Máy Hàn Cắt hân hạnh được chào đón sự hiện diện của bạn trong những nội dung sắp tới đây xoay quanh câu hỏi thép hợp kim là gì? Với tất tần tật mọi điều mà bạn cần biết về loại thép này, tất cả đều tụ hội trong những nội dung sắp tới đây.

Thép hợp kim là gì?

Thép hợp kim là loại thép được hình thành bằng cách trộn các nguyên tố kim loại khác nhau với sắt
Thép hợp kim là loại thép được hình thành bằng cách trộn các nguyên tố kim loại khác nhau với sắt

Thép hợp kim là loại thép được hình thành bằng cách trộn các nguyên tố kim loại khác nhau với sắt để tạo ra các tính chất mới. Theo đó các thành phần cơ bản của loại thép này gồm có:

  • Sắt: Thành phần chính của thép chiếm khoảng 90% khối lượng.
  • Cacbon: Thành phần quan trọng nhất để tạo ra độ cứng và độ bền của thép chiếm từ 0,02% đến 2% khối lượng của thép.

Bên cạnh hai thành phần chính kể trên thép hợp kim còn bao gồm các nguyên tố hợp kim khác như là cacbon, mangan, silic, niken, crôm,… Là cách thành phần được thêm vào để cải thiện các tính chất như khả năng chịu nhiệt, chống ăn mòn,… cho thép.

Ngoài ra nếu bạn có hứng thú tìm hiểu thêm xin hãy xem thêm những nội dung khác như: Dây curoa là gì, Khoan cắt bê tông chuyên nghiệp tại TPHCM, Đèn huỳnh quang ứng dụng thế nào,…

Cách phân loại thép hợp kim

Thông tin cách phân loại thép hợp kim
Thông tin cách phân loại thép hợp kim

Giờ chúng ta hãy nói sâu hơn một chút về cách phân loại thép hợp kim, từ đây chúng ta có hai cách phân loại chính như sau.

Phân loại theo thành phần

Phân loại theo thành phần là cách đầu tiên để phân loại thép hợp kim
Phân loại theo thành phần là cách đầu tiên để phân loại thép hợp kim

Nếu bạn muốn phần loại thép dựa theo các tỷ lệ các thành phần có trong thép thì hãy chú ý đến những thông tin phân loại sau đây:

  • Thép hợp kim niken là loại thép có niken chiếm từ 3% đến 36% khối lượng qua đó có khả năng chịu nhiệt và chống ăn mòn tốt.
  • Thép hợp kim crom là loại thép có crom chiếm từ 4% đến 30% khối lượng qua đó có độ cứng và độ bền cao cũng như khả năng chịu mài mòn và chống ăn mòn tốt.
  • Thép hợp kim nhôm là loại thép có nhôm chiếm từ 0.5% đến 15% khối lượng qua đó có trọng lượng nhẹ và khả năng chịu nhiệt cao.

Phân loại theo tính chất cơ lý và cơ khí

Phân loại theo tính chất cơ lý và cơ khí sẽ dựa theo độ bền và độ cứng của thép
Phân loại theo tính chất cơ lý và cơ khí sẽ dựa theo độ bền và độ cứng của thép

Nếu bạn muốn phân loại thép dựa trên tính cơ lý và cơ khí thì hãy chú ý đến những thông tin phân loại sau đây:

  • Thép hợp kim thấp là loại thép có độ bền và độ cứng thấp nhưng có khả năng gia công và hàn tốt.
  • Thép hợp kim cao là loại thép có độ bền và độ cứng cao nhưng có khả năng gia công và hàn kém.
  • Thép hợp kim siêu cao là loại thép có độ bền và độ cứng rất cao nhưng có khả năng gia công và hàn rất kém.

Ứng dụng của thép hợp kim trong các ngành công nghiệp

Ứng dụng của thép hợp kim trong công nghệ đóng tàu
Ứng dụng của thép hợp kim trong công nghệ đóng tàu

Cuối cùng liệu bạn có biết rằng thép hợp kim là một trong những vật liệu quan trọng và phổ biến nhất trong các ngành công nghiệp hiện đại. Nhờ đó mà loại thép này đã xuất hiện trong nhiều ứng dụng từ các lĩnh vực khác nhau như là:

  • Xây dựng: Thép được sử dụng để làm các cấu kiện xây dựng như cột, dầm, giàn, khung,… do có khả năng chịu lực, chống cong vênh và chịu được các tác động bên ngoài.
  • Ô tô: Thép được sử dụng để làm các bộ phận của xe ô tô như khung xe, thân xe, động cơ, hộp số, bình xăng,… do có khả năng giảm trọng lượng, tăng hiệu suất, cải thiện an toàn và giảm khí thải của xe ô tô.
  • Đóng tàu: Thép được sử dụng để làm các bộ phận của tàu thủy như thân tàu, buồng lái, máy phát điện, máy nén khí,… do có khả năng chịu được áp suất cao, chống ăn mòn do muối biển và chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
  • Máy móc: Thép được sử dụng để làm các bộ phận của máy móc như trục quay, bánh răng, dao cắt,… do có khả năng chịu mài mòn, chịu nhiệt và chịu va đập cao.

Vậy là chúng ta cũng đã đi được đến với hồi kết cho toàn bộ những nội dung chi tiết và có liên quan đến thép hợp kim, cách phân loại và ứng dụng của nó trong các ngành công nghiệp. Tới đây nếu như bạn vẫn còn bất kỳ câu hỏi nào khác xin đừng ngần ngại và liên hệ đến bộ phận hỗ trợ của Máy Hàn Cắt để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn tốt hơn.

Thông tin các dòng sản phẩm mà các bạn có thể quan tâm đến như: máy hàn Tig giá rẻ, phụ kiện hàn cắt, máy hàn Mig không dùng khí,…

Thông tin liên hệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *