Hướng dẫn cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng chính xác

Cách đo thông mạch như thế nào? Vì sao cần phải thực hiện? Khi thực hiện thì nên sử dụng công cụ như thế nào? Những câu hỏi này chính Máy Hàn Cắt sẽ đem đến cho bạn câu trả lời cụ thể nhất ngay trong những nội dung sắp tới đây.

Mayhancat.vn hiện đang có mặt ở đây để có thể đồng hành cùng bạn trong việc tìm hiểu về cách đo thông mạch. Đi cùng đó sẽ là một số những thông tin và lưu ý khác có liên quan đến, thông tin chi tiết hơn xin mời bạn cùng theo dõi các nội dung sắp tới đây.

Đo thông mạch để làm gì?

Đo thông mạch là một việc làm rất quan trọng để kiểm tra tình trạng của mạch điện hoặc thiết bị điện
Đo thông mạch là một việc làm rất quan trọng để kiểm tra tình trạng của mạch điện hoặc thiết bị điện

Thông mạch là khả năng của một mạch điện hoặc một thiết bị điện có thể dẫn điện qua nó, thông mạch sẽ được đo bằng đơn vị là ohm (Ω). Dựa theo đó với giá trị ohm hiện có càng ít thì mạch càng dễ dẫn điện hơn và ngược lại.

Vậy vì sao ta phải thực hiện đo thông mạch? Lý do là vì đây là một việc làm rất quan trọng để kiểm tra tình trạng của mạch điện hoặc thiết bị điện. Để qua đó ta có thể xác định nguyên nhân của các sự cố liên quan đến điện, cũng như bảo trì và sửa chữa chúng.

Bên cạnh đó nếu có thời gian chúng tôi xin mời bạn xem thêm về một số nội dung thú vị khác như là: Hướng dẫn cách hàn nhựa bị vỡ, Cách đọc thước kẹp cơ khí,…

Giới thiệu về đồng hồ vạn năng và ampe kìm

Cùng tìm hiểu về đồng hồ vạn năng và ampe kìm
Cùng tìm hiểu về đồng hồ vạn năng và ampe kìm

Như việc đo mosfet hay bất cứ công việc đo đạc linh kiện điện tử nào khác chúng ta đều sẽ cần dùng đến các thiết bị đo đạc đặc thù riêng. Ở đây chúng ta sẽ sử dụng hai thiết bị chính cụ thể như sau:

  • Đồng hồ vạn năng: Là một thiết bị đo đa năng, có thể đo được nhiều thông số điện, có độ chính xác cao nhưng cần phải cắt mạch để đo dòng điện, có thể gây nguy hiểm hoặc làm hỏng mạch.
  • Ampe kìm: Là một thiết bị đo chuyên dụng, có thể đo được dòng điện xoay chiều mà không cần cắt mạch nhưng chỉ đo được dòng điện xoay chiều, không đo được dòng điện một chiều và có độ chính xác thấp

Cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng

Thông tin cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng
Thông tin cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng

Về cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng để thực hiện bạn sẽ cần phải làm theo từng bước cụ thể như sau đây:

  • Bước 1: Chọn chức năng đo thông mạch bằng cách xoay núm vặn trên đồng hồ vạn năng để chọn chức năng đo thông mạch và chọn thang đo phù hợp với giá trị điện trở mong muốn, nếu không biết chọn thang đo nào bạn có thể chọn thang đo cao nhất rồi giảm dần cho đến khi có được kết quả chính xác.
  • Bước 2: Cắm que đo vào đồng hồ vạn năng, chú ý cắm que đo vào các giắc có ký hiệu là COM và Ω.
  • Bước 3: Tắt nguồn điện của dây điện, dây cá, và cắt mạch để tách biệt hai đầu của chúng sau đó dùng que đo chạm vào hai đầu của dây điện, dây cáp để tạo thành một mạch kín.

Sau các bước kể trên ta có được kết quả trên màn hình của của đồng hồ vạn năng, nếu kết quả là 0 hoặc gần 0, có nghĩa là thiết bị thông mạch. ngược lại nếu kết quả là vô cực nghĩa là không thông mạch. Trường hợp kết quả là một số lớn hơn 0 nghĩa là bị hao mòn hoặc chập.

Cách đo thông mạch bằng ampe kìm

Thông tin cách đo thông mạch bằng ampe kìm
Thông tin cách đo thông mạch bằng ampe kìm

Về cách đo thông mạch ampe kìm để thực hiện bạn sẽ cần phải làm theo từng bước cụ thể như sau đây:

  • Bước 1: Xoay núm vặn ampe kìm về thang đo điện trở và chọn thang đo phù hợp với giá trị điện trở mong muốn, nếu không biết chọn thang đo nào, bạn có thể chọn thang đo cao nhất, rồi giảm dần cho đến khi có được kết quả chính xác.
  • Bước 2: Cắm que đo vào thiết bị đo, chú ý cắm que đo vào các giắc có ký hiệu là COM và Ω.
  • Bước 3: Kết nối đầu dò với chân phích nguồn và giắc cắm để tạo thành một mạch kín, cần chú ý kẹp đầu dò vào một dây điện duy nhất, không kẹp vào cả hai dây điện cùng lúc vì sẽ không có dòng điện chạy qua đầu dò.

Sau các bước kể trên ta có được kết quả trên màn hình của của thiết bị đo, nếu kết quả là 0 hoặc gần 0, có nghĩa là thiết bị thông mạch. ngược lại nếu kết quả là vô cực nghĩa là không thông mạch. Trường hợp kết quả là một số lớn hơn 0 nghĩa là bị hao mòn hoặc chập.

Lưu ý khi đo thông mạch

Khi đo thông mạch cần lưu ý tắt nguồn điện của mạch điện hoặc thiết bị cần đo để tránh nguy cơ bị giật điện, gây cháy nổ
Khi đo thông mạch cần lưu ý tắt nguồn điện của mạch điện hoặc thiết bị cần đo để tránh nguy cơ bị giật điện, gây cháy nổ

Sau toàn bộ hướng dẫn cách đo thông mạch kể trên có một số điều mà bạn cần phải lưu ý để đảm bảo an toàn, chính xác và hiệu quả như là:

  • Tắt nguồn điện của mạch điện hoặc thiết bị cần đo để tránh nguy cơ bị giật điện, gây cháy nổ hoặc làm hỏng thiết bị đo.
  • Chọn thang đo phù hợp với giá trị điện trở mong muốn để tránh sai số hoặc vượt quá giới hạn của thiết bị đo.
  • Cắm que đo vào thiết bị đo theo đúng cực để tránh gây ngắn mạch hoặc làm hỏng thiết bị đo.
  • Kết nối đầu dò với một dây điện duy nhất, không kẹp vào cả hai dây điện cùng lúc để tránh gây nhiễu hoặc làm hỏng thiết bị đo.
  • Đo thông mạch ở một nơi khô ráo, sạch sẽ và có ánh sáng đủ để tránh bị ẩm ướt, bụi bẩn, hoặc khó nhìn.

Thông tin thêm đến bạn về một số dòng sản phẩm vô cùng chất lượng hiện đang có mặt tại Máy Hàn Cắt như là: Phụ kiện hàn cắt, máy cắt Plasma Hồng Ký, Máy hàn Mig Edon,…

Như vậy là chúng ta cũng đã cùng nhau đi được đến với hồi kết cho toàn bộ tất tần tật các nội dung có liên quan đến hướng dẫn cách đo thông mạch. Mayhancat.vn xin được cảm ởn bạn đã dành thời gian để theo dõi những nội dung lần này và nếu có bất kỳ câu hỏi nào khác xin hãy liên hệ cho chúng tôi.

Thông tin liên hệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *